logo School Reviews

Học viện Mầm non Đa Trí Tuệ AMI - Cầu Giấy - Hà Nội

Viết đánh giá
Tình trạng: Review
Liên hệ

Trạng thái vui khoẻ và cảm giác liên kết mạnh mẽ, tinh thần lạc quan và gắn kết cho phép trẻ phát triển một thái độ học hỏi tích cực. Với quan điểm “mỗi đứa trẻ – một cách học”, đội ngũ AMI luôn tin rằng dù môi trường và khả năng có khác nhau nhưng với phương pháp phù hợp mọi đứa trẻ đều có thể phát huy tối đa năng lực của mình. 

ACADEMY MULTIPLE INTELLIGENCES _ HỌC VIỆN MẦM NON ĐA TRÍ TUỆ AMI

A .Biệt thự D15, Đường A2, Làng Quốc tế Thăng Long, Phường Dịch Vọng, Q. Cầu Giấy, Hà Nội
E .hocvienami@gmail.com
F .facebook.com/mamnondatritueAMI
I .instagram.com/mamnonami
M .(04) 3200 4056 | 0911 582 089
W .mamnonami.edu.vn | mamnondatritue.edu.vn | hocvienmamnonami.edu.vn

THÔNG ĐIỆP AMI

Kính gửi các bậc phụ huynh !

Hành trình làm cha mẹ luôn là trải nghiệm thật tuyệt vời với vô vàn niềm vui và những điều thú vị. Học viện Mầm non Đa Trí Tuệ tự hào là người bạn đồng hành tin cậy của các gia đình trên con đường đưa bé đến với thế giới xung quanh.

Chúng tôi thấu hiểu rằng việc học hỏi trong những năm đầu đời ảnh hưởng rất nhiều đến những cơ hội sau này của các em. Trạng thái vui khoẻ và cảm giác liên kết mạnh mẽ, tinh thần lạc quan và gắn kết cho phép trẻ phát triển một thái độ học hỏi tích cực. Với quan điểm “mỗi đứa trẻ – một cách học”, đội ngũ AMI luôn tin rằng dù môi trường và khả năng có khác nhau nhưng với phương pháp phù hợp mọi đứa trẻ đều có thể phát huy tối đa năng lực của mình. Bằng việc phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn, làm việc trên tinh thần hợp tác với các em, với gia đình và cộng đồng, chúng tôi không ngừng nỗ lực tìm kiếm các phương thức hiệu quả nhằm đảm bảo mọi đứa trẻ đều có cơ hội đạt được mục tiêu học tập.

“Một nhân cách tốt sẽ nảy nở trong một môi trường thân thiện”, với niềm tin ấy, đội ngũ AMI đang ngày ngày tạo dựng một môi trường thân thiện, một không gian học tập thoải mái, một khung cảnh vui chơi an toàn để kết nối hài hòa các lĩnh vực phát triển về mọi mặt giúp hình thành cho trẻ một nhân cách tốt.

Hội đồng trường thân ái gửi đến quý phụ huynh, các bạn nhỏ lời chúc tốt đẹp về sức khỏe và tinh thần. Khoảng thời gian tươi vui và hạnh phúc ở AMI sẽ là điểm khởi đầu để các con trở thành học viên thành đạt, cá nhân tự tin và sáng tạo, công dân năng động và am hiểu.

Chào đón các Quý vị phụ huynh đến thăm quan trường hoặc liên lạc qua điện thoại để có thêm thông tin chi tiết!

Trân trọng,

Hội đồng trường AMI

Đội ngũ AMI

Đội ngũ giáo viên của Hệ thống giáo dục AMI đều tốt nghiệp từ các trường Cao đẳng, Đại học Sư phạm chuyên về đào tạo Giáo dục mầm non.

Ngoài những cố vấn giáo dục, chuyên gia nước ngoài đến từ Mỹ, Canada, Anh,… các thầy cô giáo Việt Nam tại AMI có trình độ sư phạm giỏi, kinh nghiệm giảng dạy, chuyên môn vững vàng, tận tình, yêu thương trẻ,có Tâm – Tầm – Tài, … chúng tôi tin rằng đây sẽ là nền tảng để đào tạo nên những thế hệ học sinh có chất lượng cao

Phương pháp giáo dục

Hãy cùng chúng tôi điểm danh các phương pháp giáo dục con thông minh trên thế giới:

1. Phương pháp giáo dục con của mẹ Nhật

Ở Nhật, việc chăm sóc nuôi dạy con cái hầu như được “khoán” cho người mẹ. Bí quyết đầu tiên của những bà mẹ Nhật khi nuôi dạy con mình thành công đó là thiết lập một sợi dây thân tình với con, dựa trên nền tảng yêu thương và gần gũi.

Họ thường xuyên trò chuyện, tâm sự, chơi đùa, học cùng con. Ngôi nhà được xem như tổ ấm, nơi những đứa con có thể được nới nhẹ những áp lực về cư xử, kỉ luật khi ở ngoài xã hội. Cũng chính bằng sự liên hệ mật thiết, những bà mẹ Nhật kiên nhẫn dạy dỗ con về đạo đức và cách xử sự ngoài xã hội, thông qua thuyết phục, đề nghị và khuyến khích, chứ không bằng cách la mắng hay đánh phạt.

Sự yêu thương của người mẹ còn thể hiện qua cách họ chăm sóc con mình từ những việc nhỏ nhặt nhất. Ví dụ như khi cho con ăn dặm, mẹ luôn tự tay tìm kiếm nguyên liệu, chế biến thức ăn và kiên trì tập cho con ăn. Hay như việc chọn tã, người mẹ luôn tìm kiếm sản phẩm tốt nhất vì họ quan niệm, sự thoải mái và giấc ngủ ngon rất quan trọng đối với sự phát triển của đứa trẻ.

Bên cạnh dạy dỗ con tại nhà, mẹ Nhật cũng rất chú trọng việc cho trẻ đi nhà trẻ. Trường mẫu giáo Nhật chú trọng vào việc dạy trẻ biết cách chơi đùa, thông qua các trò chơi vận động ngoài trời, vào cách chào hỏi, mỉm cười, quan hệ với bạn bè hơn là học đọc hay học viết. Các bà mẹ Nhật rất chăm chỉ khi chuẩn bị vật dụng cho các sinh hoạt ngoại khoá của con tại trường. Dẫu con có thể tự đi bộ hay xe buýt của trường đi học, họ sẽ luôn để mắt xem con có an toàn và có chào hỏi mọi người trên đường hay không.

Ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ đã được mẹ dạy về tinh thần trách nhiệm, phải tự lập để không là gánh nặng cho người khác. Trẻ phải tự xách đồ đạc cá nhân của mình cho dù có rất nhiều túi xách đựng các loại vật dụng, quần áo để thay. Từ khi mới biết đi, trẻ đã có thể tập rửa rau và đổ rác. Điều đó thể hiện cha mẹ lẫn thầy cô ở trường đều đặt lòng tin ở trẻ, là trẻ có thể làm được, có trách nhiệm và có thể giữ gìn đồ đạc.

Từ 2 tuổi, trẻ đã bắt đầu tự mặc quần áo, ăn uống, đi toilet, đánh răng. Đến 3-4 tuổi, trẻ ngủ một mình, tự lập khi đi học và có thể tự sang nhà bạn chơi. Ngoài ra, trẻ còn có thể giúp mẹ chuẩn bị bữa ăn, dọn đồ chơi và quần áo. Đến 5 tuổi, trẻ có thể trông em, giúp mẹ nhiều việc nhà hơn, biết hành xử tốt với bạn (như cho bạn mượn đồ chơi). Trẻ bắt đầu có bài tập là viết lại 5 điều con đã làm để giúp đỡ gia đình. Việc đó có thể bao gồm cả chuẩn bị hộp cơm trưa cho cha mẹ (cắt được cả rau củ như khoai tây, cà rốt), giúp nhau phân phát hộp cơm, cầm chổi quét phòng sau khi ăn.

2. Mẹ Mexicô giáo dục con

Quan niệm dạy dỗ, uốn nắn con theo những hành vi, ứng xử, ước mơ… mang tính phù hợp với chuẩn mực, theo số đông đang dần dần thay đổi. Các gia đình Mexico nói riêng và xã hội nói chung dường như đang hướng đến việc nuôi dạy con theo cách cá biệt hóa và tôn trọng sự khác biệt.

Một đứa trẻ biết nghe và làm theo những quy tắc mà người lớn trong gia đình đặt ra đã luôn được khen là một đứa trẻ ngoan. Nhiều bậc cha mẹ đã từng thấy nhàn nhã, tự hào vì điều đó. Họ tin rằng mình may mắn hoặc mình rất biết cách dạy con. Tuy nhiên, dưới tác động, đòi hỏi của xã hội hiện đại, bắt trẻ vào khuôn khổ và tuân theo quy tắc sẽ có nguy cơ sản sinh hàng loạt những đứa trẻ sống hiền lành, thụ động, dễ sai bảo y như cừu. Nó khiến trẻ khó khăn để trở thành một cá thể có bản sắc riêng, biết chủ động, mạnh mẽ thích nghi với hoàn cảnh hoặc cạnh tranh để thành công.

Nhiều bậc cha mẹ chuyển hướng. Họ chấp nhận con mình có những ương bướng, khác biệt, thậm chí có phương pháp đúng đắn và tạo điều kiện để nó bộc lộ ra. Khi trẻ có xu hướng bộc lộ sự “nhầm lẫn” về giới tính, gái giống trai, trai giống gái? Cha mẹ đang học cách không cấm đoán, chăm sóc con cái phải cư xử, biểu hiện, ăn mặc… theo giới tính mà cha mẹ mong muốn!

Khi trẻ thích nghịch ngợm, chọc phá, thích phiêu mưu, mạo hiểm với thế giới xung quanh? Cha mẹ ủng hộ và khéo léo quan sát, hướng dẫn để bảo vệ cho trẻ tránh khỏi nguy hiểm! Khi trẻ cứng đầu, thường phản pháo người lớn bằng các câu nói: “Con không muốn như vậy!”, “Con không thích làm điều đó!”…? Hãy chấp nhận và để trẻ được nói ra suy nghĩ của mình.

Để minh chứng cho xu hướng đó, nhà tâm lý học Luis Parra (Thụy Sĩ) đã tìm hiểu, phân tích những thông số về 5000 trẻ châu Âu và Mỹ. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ trong những năm đầu tiên của cuộc đời được tạo cơ hội để nói ra với mọi người những gì nó nghĩ, nó cần, những thứ nó luôn phản kháng thường có chỉ số IQ cao hơn 20% so với những trẻ em biết nghe lời và có nhiều dấu hiệu cho thấy, sau này trẻ sẽ dễ thành đạt trong cuộc sống hơn.

Các bà mẹ gia nhập vào những nhóm, hội, câu lạc bộ, forum… để tìm kiếm thông tin, chia sẻ về cách nuôi dạy con là khá phổ biến. Người ta cho rằng: Tất cả chúng ta đều có nhu cầu muốn được nuôi con tốt hơn, bằng cách chia sẻ, bàn luận những thuận lợi, khó khăn của mình với các cha mẹ khác, bạn thấy mình được kết nối, nâng cao nhận thức, không hề đơn lẻ và hữu ích. Các bà mẹ Mexico lại hành động khác.

Ở đây, các mẹ có thể thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ, ăn uống, chuyện trò… về mọi chủ đề, nhưng riêng về việc bảo ban/phán xét nhau cách nuôi dạy con thì họ không bao giờ chú ý. Những người mẹ Mexico nổi tiếng có xu hướng tôn trọng cách nuôi con của người khác và tự tin vào cách nuôi con của chính mình. Họ không có thói quen nhận xét về người khác theo kiểu đánh giá được/chưa được: “Chị nuôi con thế nào mà để con gầy quá!”, “Loại sữa chị cho con dùng chưa phù hợp?”, “Sao chị để bé chậm nói thế?”, “Sao không đưa cháu đi chữa bệnh ở bệnh viện A?”, “Tại sao lại gửi cháu vào trường học B?” v.v…

Những người mẹ Mexico luôn tin rằng, bản thân mình và con mình là những cá thể rất riêng, được sinh ra trong hoàn cảnh gia đình, sức khoẻ, tuổi tác… khác biệt với những người khác. Vì vậy những nhu cầu, suy nghĩ, sự đòi hỏi, điều kiện đáp ứng tất yếu khác nhau. Không ai hiểu hoàn cảnh nhà mình bằng mình. Không ai hiểu con mình bằng mình. Khi người mẹ Mexico nghĩ rằng mình cần điều gì đó tốt cho con, họ chưa hiểu được vấn đề gì trong cách nuôi dạy con, họ sẽ tự điều chỉnh, tự tìm hiểu để thay đổi cho phù hợp, hài hoà, thích nghi… Nếu lấy một số lời khuyên, chuẩn chung của người khác áp dụng lên cách dạy con của mình thì sẽ chỉ là sự đồng hoá một cách khập khiễng.

Chính cách dạy con theo kiểu “phòng thủ” này mà những người mẹ Mexico đang được đánh giá là có công góp phần tạo nên những đứa trẻ có khả năng tự sinh tồn cao. Người Mexico khi di cư đến các vùng đất khác luôn được coi là những cư dân không dễ bị gục ngã.

3. Người Do Thái có cách giáo dục khác biệt

“Người Do Thái là dân tộc thông minh nhất thế giới, họ dường như được sinh ra là để làm chủ thế giới này”.Chỉ hơn 13 triệu dân nhưng chiếm gần 40% tỷ lệ người đoạt giải Nobel, người Do Thái được xem là dân tộc thông minh nhất thế giới. Góp phần làm biến động lịch sử nhân loại thế kỉ XX, phải kể đến nhà khoa học vĩ đại Albert Einstein, bộ óc của thế kỉ Sigmund Freud, họa sĩ theo trường phái lập thể Picasso, người sáng tạo ra chủ nghĩa Cộng sản Karl Marx hay những người giàu nhất thế giới như Bill Gates, Warren Bufett, Micheal Dell… Nói về người Do Thái thì ai trong chúng ta cũng đều trầm trồ ngưỡng mộ và khâm phục.

Một trong những “bí quyết” là dạy con biết vượt khó, làm việc nhà, liên tục đặt câu hỏi… từ nhỏ.

Chuyên gia giáo dục Lại Thị Hải Lý, người đã trực tiếp đến Isarel – đất nước của người Do Thái – để tìm hiểu về phương pháp giáo dục trẻ tại đây cho biết, cách nuôi dạy con của các bà mẹ Do Thái khá đặc biệt. Họ dành cho con “tình yêu đống lửa” – tức là sự nhen nhóm, khích lệ chứ không phải chỉ là cảm giác an toàn, bao bọc kiểu “tình yêu tử cung” như phần lớn các bà mẹ Việt. Bà mẹ nào trên thế giới cũng yêu con, nhưng cách yêu và thể hiện tình yêu khác nhau. Giữa “Tình yêu dòng nước mát” và “tình yêu dòng máu đào”, người Israel quan niệm nước mát chỉ giải cơn khát nhất thời còn “dòng máu đào” là tình yêu con phải nhìn xa trông rộng, đem lại lợi ích suốt đời cho con, đào tạo đứa trẻ trở thành bản lĩnh, thực sự mạnh mẽ trong đường đời.

Người mẹ Do Thái nói rằng “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”. Có ba điều mà người mẹ không nên làm với con là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.

“Cha mẹ ẩn giấu 20% tình yêu con để trở nên lý trí, khoa học, nghệ thuật trong cách dạy con. Ở Israel có những trường quý tộc nhưng lại đào tạo và rèn luyện cho học sinh biết được khó khăn, thử thách. Có một chỉ số được các vị phụ huynh đánh giá cao ở trẻ là AQ – chỉ số vượt khó. Càng con nhà khá giả càng cần rèn luyện chỉ số này”, bà Hải Lý chia sẻ. Người Israel tự đưa ra công thức cho chỉ số vượt khó AQ của họ là: 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ:chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Họ tin rằng điểm số tốt nghĩa là trường học tốt, trường học tốt sẽ có tấm bằng đẹp, tấm bằng đẹp sẽ có công việc tốt, nhưng công việc tốt khác với người có sự nghiệp thành công.

Những bà mẹ Do Thái luôn nhớ một câu châm ngôn “Con lừa thồ sách”, ý muốn gửi một thông điệp tới các con rằng: “Nếu chỉ đọc sách mà không ứng dụng nó trong cuộc sống thì cũng chỉ là trí tuệ chết mà thôi”.

Và vì thế, người Do Thái coi làm việc nhà là dạy trẻ cơ hội sinh tồn cơ bản.Theo một nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel thì tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà, thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình. Họ dạy con làm việc nhà từ nhỏ, tùy theo lứa tuổi, và thông hường, trẻ 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.

“Người Do Thái có câu nói nổi tiếng là ‘bố mẹ đừng làm quản gia mà hãy làm quân sư cho con’ ý nói hãy chỉ hướng dẫn, tư vấn cho con, đừng quá bao bọc và làm thay con mọi việc. Tuyệt đối không rơi vào căn bệnh 421 (4 ông bà nội ngoại, 2 bố mẹ vây quanh 1 đứa trẻ) vì điều đó chẳng khác cha mẹ sẵn sàng là nô lệ của con và chỉ đầu độc con mà thôi”, bà Hải Lý chia sẻ.

4. Phương pháp giáo dục con của người Mỹ

Theo quy định của pháp luật, các bậc cha mẹ ở Mỹ chỉ có trách nhiệm nuôi con tới 18 tuổi. Sau độ tuổi này, con cái sẽ phải tự chi trả cho cuộc sống của mình, và các bậc cha mẹ ở Mỹ cũng không cần lo lắng cho con cái mình (nếu muốn). Thực tế cho thấy, hầu hết thanh niên Mỹ đều có thể tự kiếm tiền nuôi mình và chi trả cho việc học tập khi ở độ tuổi 18. Trẻ con Mỹ được cho là rất thông minh, tự lập và dũng cảm. Các bé không chỉ thông minh trong học tập mà còn rất sáng tạo trong công việc. Hẳn bậc phụ huynh nào cũng đã từng ngạc nhiên khi biết trẻ em Mỹ thường ngủ một mình vào ban đêm, đi ra ngoài mà không sợ bóng tối hay côn trùng, thậm chí các bé có thể tự mình sửa chữa những món đồ chơi bị hỏng hoặc tự kiếm tiền chi trả học phí… Sở dĩ chúng có được những phẩm chất này là nhờ phương pháp giáo dục ưu việt của cha mẹ người Mỹ.

Các bậc cha mẹ ở Mỹ không chỉ là người thầy tốt nhất của con mà còn là người bạn với con suốt cuộc đời. Họ yêu thương con nhưng cũng để cho con tự lập làm việc. Họ có thể khóc khi con mình đạt được những thành tích trong học tập, trong trò chơi hay trong công việc nhưng cũng rất kiên quyết để con tự làm mọi việc. Bởi thế, ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ em Mỹ đã biết tự mặc quần áo, đưa báo đến từng nhà khi trời còn chưa sáng, thậm chí có thể tự đi picnic cùng bạn bè… Đó là những minh chứng cho hiệu quả của phương pháp giáo dục con đặc biệt. Chính bởi những phương pháp này mà trẻ con Mỹ luôn trưởng thành tự tin, độc lập và thành công như thường thấy.. Hẳn bạn đã từng ngạc nhiên khi biết trẻ em Mỹ thường ngủ một mình vào ban đêm, đi ra ngoài mà không sợ bóng tối hay côn trùng, thậm chí các bé có thể tự mình sửa chữa những món đồ chơi bị hỏng hoặc tự kiếm tiền chi trả học phí… Thực ra, có được những phẩm chất này là nhờ phương pháp giáo dục ưu việt của cha mẹ người Mỹ. Họ không chỉ là bạn mà còn là người thầy ở bên con trong suốt cuộc đời.Cha mẹ Mỹ biết lúc nào nên dành tình yêu thương cho bé, lúc nào nên để bé tự lập làm việc.

Qua phim ảnh, chúng ta vẫn được chứng kiến những hình ảnh xúc động đầy tình yêu thương khi cha mẹ người Mỹ cùng con vui chơi đón giáng sinh; cổ vũ, động viên con trong cuộc thi đấu bóng chày hay rơi những giọt nước mắt hạnh phúc khi con nhận bằng tốt nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cũng thấy những biểu hiện tự lập rất cao của trẻ như: từ nhỏ đã biết tự mặc quần áo, đưa báo đến từng nhà khi trời còn chưa sáng, thậm chí có thể tự đi picnic cùng bạn bè… Đó là những minh chứng cho hiệu quả của phương pháp giáo dục con đặc biệt. Chính bởi những phương pháp này mà trẻ con Mỹ luôn trưởng thành tự tin, độc lập và thành công như thường thấy.

Ngay từ khi trẻ một tuổi rưỡi, người Mỹ đã bắt đầu dạy cho trẻ các kỹ năng tự phục vụ bản thân vì nó có thể giúp trẻ tăng cường tính độc lập và cảm giác về sự thành công, nó không chỉ có lợi cho sự phát triển của trẻ mà còn giúp ích rất nhiều cho chính những người lớn.

Những người dạy mẫu giáo ở Mỹ đều được nhấn mạnh việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Bất cứ sự chăm sóc nào từ phía người lớn cũng phải tạo cho trẻ những cơ hội để rèn luyện cho trẻ các kỹ năng này. Đồng thời, họ cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của gia đình để giúp các kỹ năng mà trẻ được dạy ở lớp được rèn luyện và thực hành ngay tại nhà.

Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: Buộc dây giầy, mặc quần áo, cài cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăn cơm… Tuy nhiên, những kỹ năng này không đồng nhất ở tất cả các giai đoạn phát triển của trẻ.

Các nhà nghiên cứu, sau nhiều năm nghiên cứu và quan sát đã chỉ ra rằng: Trẻ từ 18-24 tháng có thể tự dùng cốc uống nước, có thể tự nhặt lấy đồ chơi; từ 2-3 tuổi có thể học cách tự mình đi đại tiểu tiện, ăn cơm, mở phéc-mơ-tuya và mặc quần áo; từ 3-4 tuổi, tính độc lập của trẻ đều phát triển mạnh, những kỹ năng đã học được ở trên đều trở nên thành thục hơn, gần như trẻ có thể làm mà không cần sự giúp đỡ của người lớn; từ 5-6 tuổi, trẻ có thể học cách tự rửa bát, sắp xếp đồ đạc của mình ngay ngắn,…

Những giáo viên mẫu giáo Mỹ khi rèn luyện cho trẻ khả năng tự lập thường dùng phương pháp là: Đồng thời với việc đề ra nhiệm vụ, họ cũng đưa ra những điều kiện để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn, để dạy trẻ tự mang giày, họ thường đưa cho trẻ những đôi giày to hơn một chút so với cỡ chân của các em. Hoặc để dạy trẻ tự rót nước sữa, họ đưa cho trẻ những bình sữa có miệng to giúp trẻ thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Cách làm như vậy sẽ gây cho trẻ hứng thú cũng như tự tin trong việc hoàn thành các “nhiệm vụ”.

Ở các trường mẫu giáo ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác. Trong các trường mẫu giáo ở Mỹ, mỗi khi có một bạn nhỏ hắt xì, sẽ phải nói với những người bạn xung quanh của em rằng: “Xin lỗi!”, ngược lại, những người bạn của em sẽ nói: “Chúc phúc cho cậu!”. Điều này đã trở thành một hành vi tự giác của trẻ.

Đối với những trẻ em phạm lỗi, không nghe lời… người ta thường dùng phương pháp “phạt ở một mình”. Lý do là, trẻ em ở độ tuổi này sợ nhất là việc phải ở một mình. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tính khoa học của nó.

Khi trẻ bình tĩnh trở lại, mới giảng giải điều hay lẽ phải cho trẻ hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Tất nhiên việc “giam” một mình đối với trẻ có phần nào đó khó chấp nhận đối với các bậc phụ huynh, tuy nhiên, nó có thể tạo được ảnh hưởng tích cực, đó chính là giúp trẻ hình thành thói quen giữ bình tĩnh trở lại khi đang tức giận.

Nổi nóng ở những nơi công cộng là điều dường như không ai có thể chấp nhận được ở Mỹ. Do đó có thể khống chế được tình cảm của bản thân, bất luận trong tình huống như thế nào cũng có thể bình tĩnh ứng xử là một nội dung quan trọng trong các mối quan hệ công chúng ở Mỹ. Phong độ cũng như sự trầm tĩnh của người Mỹ, có lẽ liên quan nhiều đến phương pháp giáo dục ngay từ độ tuổi mẫu giáo này.

Trong việc giáo dục những lễ nghi ứng xử cho trẻ ở giai đoạn này, một trong những yếu tố rất được đề cao là vai trò của người giáo viên. Ở độ tuổi mẫu giáo, những điều trẻ học được không phải là những lý giải mà là những mô phỏng. Vì thế, nếu như những thầy cô giáo ở trường có thái độ không tốt đối với trẻ, chúng sẽ học theo các thầy cô, đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh. Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ.

Do đó, những giáo viên mẫu giáo ở Mỹ đều phải thông qua những yêu cầu rất nghiêm ngặt về trình độ. Bên cạnh yêu cầu trình độ cử nhân trở lên, những giáo viên này còn phải thông qua một chương trình tập huấn chuyên nghiệp và đạt được “Chứng chỉ giáo viên mẫu giáo” hoặc “Chứng chỉ giáo viên tiểu học”. Những năm gần đây, một số bang của Mỹ còn đưa ra yêu cầu trình độ tối thiểu là thạc sỹ đối với các giáo viên ở trường mẫu giáo.

Mỗi đứa trẻ ngay từ khi ra đời đã là một cá thể độc lập, có cá tính và những mong muốn độc lập của mình. Bất kể là bố mẹ hay thầy cô giáo đều không có đặc quyền chi phối và hạn chế hành vi của chúng. Đặc biệt là trẻ em, sau này trưởng thành, cha mẹ hay thầy cô không thể thay thế thế chúng trong những lựa chọn mà chúng phải đối mặt trong hiện thực. Vì thế, cần phải làm cho trẻ cảm thấy rằng, bản thân chúng, chứ không phải ai khác là chủ nhân của mình.

Chẳng hạn, người Mỹ rất chú ý đến phương pháp cũng như giọng điệu khi nói chuyện với trẻ. Khi nói chuyện với trẻ, người lớn không chỉ phải chăm chú nghe mà có lúc còn phải quỳ xuống để nói chuyện với trẻ một cách “bình đẳng”, khiến trẻ cảm thấy được tôn trọng. Khi trẻ ăn cơm, không thể ép, khi trẻ phạm lỗi không nên quở mắng quá lời, khi muốn trẻ thay quần áo, cũng không thể to tiếng quát nạt,… nếu không, sẽ làm cho trẻ cảm giác nặng nề và tự ti.

Người Mỹ, khi đem con đến nhà người khác, nếu như chủ nhân đưa đồ ăn cho trẻ, họ sẽ không thay trẻ nói những câu đại loại như: “Không ăn đâu!”, “Không cần đâu!”,… Đồng thời, khi trẻ tỏ ý muốn ăn đồ ăn, họ cũng sẽ không to tiếng quát mắng. Họ cho rằng, trẻ muốn xem gì, ăn gì, bản thân nó không có gì sai, nếu như trẻ có nhu cầu đó, không có lý do gì có thể chỉ trích chúng cả.

Điều những người lớn phải làm là, căn cứ vào thời điểm thích hợp mà đưa ra sự giảng giải thích hợp để trẻ hiểu, với tư cách là “người hướng dẫn”. Người Mỹ phản đối việc dạy dỗ con cái trước mặt người khác, càng không cho phép việc trách mắng là “ngu dốt”, “chẳng làm nên trò trống gì”, “không có chí khí”,… trước mặt nhiều người. Vì rằng, cách dạy dỗ đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự tin cũng như sự phát triển về sau của trẻ.

Nhà giáo dụcJohn Locke từng nói: “Bố mẹ không nói nhiều đến các lỗi của con cái thì chúng sẽ ngày càng coi trọng danh dự của bản thân, từ đó cố gắng để đạt được những lời khen ngợi của người khác đối với mình. Nếu như cha mẹ trước mặt mọi người nhắc đến lỗi lầm của trẻ sẽ khiến chúng xấu hổ. Trẻ em càng cảm thấy danh dự của bản thân bị tổn hại, lại càng ít chú ý đến việc giữ gìn danh dự”. Có người cho rằng, người Mỹ đã tôn trọng con cái một cách quá đáng, nhưng thực tế đã chứng minh, những trẻ em được bố mẹ chúng tôn trọng tỏ ra rất hợp tác với bố mẹ, hữu hảo với bạn bè, rất lễ phép, không có cảm giác mất tự nhiên khi nói chuyện với người lớn.

5. Phương pháp giáo dục Montessori

Phương pháp Montessori được đánh giá là phương pháp giáo dục tiên tiến, khoa học và hoàn thiện nhất trên thế giới hiện nay, phương pháp này lấy tên tiến sĩ Montessori – nhà giáo dục, nữ bác sĩ người Italia, người đã dùng cả đời tâm huyết sáng tạo ra nó.

Qua quan sát và nghiên cứu hoạt động của trẻ, tiến sĩ Montessori đã phát hiện ra rằng, trí lực của con người không phải được định hình từ lúc mới sinh, ngược lại nó không ngừng được nâng cao và hoàn thiện trong điều kiện được phát huy tối đa cảm quan. Hơn nữa, trẻ em từ 0 – 6 tuổi đã có thể biết “tiếp thu có chọn lọc”, giai đoạn này nên để quá trình học tập của trẻ em diễn ra một cách tự nhiên, người lớn tránh áp đặt trẻ.

Các nhà giáo dục người Đức đã nói về nhà giáo dục Montessori như sau: “Trong lịch sử nền giáo dục, những nhà giáo dục được mọi người biết đến như Montessori là không nhiều. Chỉ có duy nhất phương pháp giáo dục Montessori có thể vượt qua sự khác biệt về lãnh thổ, thế giới quan, tôn giáo để nhanh chóng được phổ biến trên thế giới.” Sở dĩ phương pháp giáo dục Montessori có thể gây ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống giáo dục trên thế giới là do bà dựa trên cơ sở đúc kết những tư tưởng giáo dục theo chủ nghĩa tự nhiên của Rousseau, Pestalozzi, Froebel để hình thành quan điểm về trẻ em mang tính cách mạng của riêng mình. Bà cho rằng, từ khi sinh ra trẻ em đã có một “sức sống nội tại” rất tích cực và không ngừng phát triển. Nó mang trong mình sức mạnh vô biên. Nhiệm vụ của giáo dục là giúp trẻ em phát huy được “sức sống nội tại” đó để nó phát triển một cách tự nhiên và tự do theo một quy luật riêng. Bà cho rằng, không nên đối xử với trẻ em như thể chúng là một vật thể, mà nên đối xử với chúng như con người. Trẻ em không phải cái kho để người lớn và thầy cô giáo nhồi nhét mọi thứ vào. Trẻ em không phải là sáp hoặc bùn để có thể nhào nặn tùy ý, không phải tấm gỗ có thể khắc gì lên trên cũng được, không phải cái cây để cha mẹ và thầy cô giáo vun trồng, cũng không phải loài vật được nuôi dưỡng. Trẻ em là người có sức sống, năng động, hoạt bát và luôn phát triển. Các nhà giáo dục, thầy cô giáo và cha mẹ nên quan sát và nghiên cứu trẻ em thật kỹ lưỡng, tìm hiểu thế giới nội tâm của chúng, phát hiện “bí mật thời thơ ấu”, phải yêu thương trẻ em, tôn trọng tính cách của chúng, giúp trí não, tinh thần, thân thể và tính cách của trẻ phát triển tự nhiên.

Vì sự phát triển tự nhiên của trẻ, tiến sĩ Montessori đã thiết kế ra nhiều giáo cụ đẹp, hữu dụng, tạo lập một môi trường học tập thân thiện khiến trẻ có thể tự do tìm tòi, sáng tạo và vui vẻ học tập, từ đó làm dày thêm vốn sống, phát huy hết tiềm năng, giúp trẻ hình thành sự tự tin, sự tập trung, óc quan sát, sức sáng tạo và khả năng giao tiếp… tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ.

Tiến sĩ Montessori có tầm nhìn xa và kiến thức uyên thâm, cho nên tư tưởng giáo dục của bà kinh qua cả thế kỷ vẫn đứng vững và có sức sống bền bỉ, ngày càng thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý của các nhà giáo dục, đồng thời theo thời gian, phương pháp này không ngừng được phát triển và hoàn thiện về mặt lý luận, giáo cụ cũng ngày càng phong phú và hiện quả. Vì vậy dễ hiểu tại sao nó lại được các bậc phụ huynh trên khắp thế giới tin tưởng lựa chọn, áp dụng, giúp ích cho hàng vạn trẻ em trên toàn cầu.

Hiện nay, ở Việt Nam, một số trường mầm non cũng áp dụng phương pháp giáo dục Montessori như: Trường mầm non KIC Montessori Việt Nam, Sakura Montessori Kindergarten, Trường mầm non Child Care Montessori of Hanoi, Trường Mầm non Thần Đồng – Bright School…

6. Phương pháp giáo dục glenn Doman

Là một phương pháp phổ biến trên thế giới và phát huy tác dụng trong kích thích trí thông minh của trẻ bằng Flashcard (thẻ) hay Dot card. Phương pháp này không dạy cho trẻ biết đọc, viết hay biết phân biết đồ vật mà chỉ nhằm kích thích trí thông minh trong bộ não của trẻ.

Giáo sư Glenn Doman (1919 – 2013) là nhà vật lí trị liệu người sáng lập ra Viện thành tựu tiềm năng con người mà chính từ đây các cha mẹ trên thế giới đã tìm ra phương pháp nuôi dạy con tron nửa thế kỉ qua. Cả cuộc đời ông gắn liền với trẻ em, căn bệnh tổn thương não của trẻ và thành tựu to lớn về sự phát triển sớm của trẻ. Năm 1966 ông được chính phủ Braxin vinh danh vì sự cống hiến cho trẻ em trên toàn thế giới. Trong 50 năm qua ông gây sức ảnh hưởng vô cùng lớn tới hàng triệu gia đình với cuốn sách : “Làm gì với đứa con bị tổn thương não của bạn” và hàng loạt các học liệu cùng phương pháp giúp khơi dậy thông minh trong bộ lão của trẻ với tên gọi : Phương pháp dạy trẻ sớm Glenn Doman đã và đang được phổ biến trên 180 nước trên toàn thế giới.

Để hiểu rõ mục đích của phương pháp dạy trẻ sớm Glenn Doman thì chúng ta hiểu qua về cấu thành bộ não con người. Như chúng ta đã biết, bộ lão người chia làm 2 phần : não trái và não phải. Con người có những giai đoạn phát triển của bộ nào. Đó là thời điểm thai được 22 tuần và thời điểm khoảng 5- 6 tháng tuối. 0-6 tuổi được xem là giai đoạn vàng phát triển của trẻ. Giai đoạn này giúp hoàn chỉnh hầu hết các chức năng của trẻ vì thế bỏ qua giai đoạn này trẻ vĩnh viễn không bao giờ có khả năng làm lại. Mặt khác, đến năm 6 tuổi trở đi, não phải ngừng phát triển mà nhường lại chỗ cho não trái.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, một người có thông minh hay không phần lớn được quyết định bởi việc phát huy chức năng não phải, hơn 70% nhà khoa học trên thế giới đều có ưu thế nằm ở não phải. Do đó có thể thấy, muốn phát huy tiềm năng trí tuệ não người, phải sử dụng cả não trái và não phải, khiến chúng cùng phát triển và hỗ trợ lẫn nhau. Điển thiên tài như Anhxtanh, Leona Dvince đều sử dụng hầu hết bên não phải và chỉ sử dụng 10% não trái.

Điều đặc biệt hơn, não phải có khả năng ghi được hình ảnh rất nhanh, chính xác, tự tin mà không cần ý thức, không cần phân tích.

Với phương pháp này, kích thích khả năng ghi nhớ, phân tích, xử lí tư duy logic cực kì thông minh của não phải của trẻ bằng các học liệu trực quan giúp trẻ em tu duy 1 cách thông minh, logic ngay từ ban đầu. Xây dựng phương pháp học tập cho trẻ một cách tự nhiên không ép buộc. Theo PGS, Tiến sĩ Đỗ Xuân Thảo thì Giáo dục sớm đang được hiểu theo ý nghĩa sai lệnh. Việc dạy dỗ đứa trẻ có thể tiến hành ngay khi trẻ sinh với phương pháp phù hợp với tâm lý của trẻ bởi trẻ say xưa khi thích thú một vấn đề gì đó. Còn học sớm là một nhiệm vụ bắt buộc trẻ phải làm và tập trung. Và phương pháp dạy trẻ sớm tạo ra sự khác biệt dựa trên tâm lý của trẻ giúp trẻ tiếp thu dễ dàng hơn một cách chủ động. Phương pháp này sử dụng các hình ảnh học liệu Flash card và Dot card như một trò chơi cho trẻ.
 

Thông tin sẽ được cập nhật thêm.

Xem thêm thông tin tại: http://mamnonami.edu.vn

Khách hàng nhận xét

Thông tin Review

Quỹ học vấn dự phòng

Thu nhập bình quân hàng năm của gia đình (vnđ)

Khi nào con bạn vào đại học

Quỹ giáo dục đại học mong muốn

Số tiền bạn sẵn sàng đầu tư cho việc học đại học của con mỗi tháng

Tỉ lệ lạm phát tham chiếu 5%

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục