logo School Reviews

 Trường THPT ATK Tân Trào - Sơn Dương

Viết đánh giá
Tình trạng: Review
Liên hệ
TRƯỜNG THPT ATK TÂN TRÀO Địa chỉ: Xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương,Tuyên Quang Điện thoại: 02073830238  Email: c3atktantrao.tuyenquang@moet.edu.vn Website : http://thptatktantrao.tuyenquang.edu.vn Giơi Thiệu Trường THPT ATK Tân Trào Được thành lập năm 1972, theo Quyết định số 106/TC-CQ, ngày 12/4/1972 của Ủy ban Hành chính tỉnh Tuyên Quang (nay là Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang); Khi thành lập trường đống trên địa bàn...

TRƯỜNG THPT ATK TÂN TRÀO

Địa chỉ: Xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương,Tuyên Quang

Điện thoại: 02073830238 

Email: c3atktantrao.tuyenquang@moet.edu.vn

Website : http://thptatktantrao.tuyenquang.edu.vn

Giơi Thiệu Trường THPT ATK Tân Trào

Được thành lập năm 1972, theo Quyết định số 106/TC-CQ, ngày 12/4/1972 của Ủy ban Hành chính tỉnh Tuyên Quang (nay là Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang); Khi thành lập trường đống trên địa bàn xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang bên bờ sông Phó Đáy. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, trường đã khẳng định được vị trí, vai trò và làm tốt nhiệm vụ giáo dục, được các cấp Đảng và chính quyền đánh giá cao. 09/11/2013   |     |  
 Trường THPT ATK Tân Trào (tiền thân là  trường TNLĐ XHCN Tuyên Quang) được thành lập năm 1972, theo Quyết định số 106/TC-CQ, ngày 12/4/1972 của Ủy ban Hành chính tỉnh Tuyên Quang (nay là Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang); Khi thành lập trường đống trên địa bàn xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang bêm bờ sông Phó Đáy. Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, trường đã khẳng định được vị trí, vai trò và làm tốt nhiệm vụ giáo dục, được các cấp Đảng và chính quyền đánh giá cao.

  • Ngày 26 tháng 2 năm 1972 trường được khởi công xây dựng.
  • Ngày 15 tháng 10 năm 1972 trường tổ chức học văn hóa buổi đầu tiên.
  • Ngày 15 tháng 11 năm 1972 trường tổ chức lễ khai giảng đầu tiên.

Trường cấp 3 được thành lập, học sinh các dân tộc trong tỉnh nô nức đến trường nhất là các em ở khu ATK  Sơn Dương, Yên Sơn, Chiêm Hoá, Na Hang,…

Học sinh của trường là con em các dân tộc trong toàn tỉnh, từ Na Hang – Chiêm Hoá – Yên Sơn đến Hàm Yên – Sơn Dương, các em đã tốt nghiệp lớp 7 (cấp 2) không có điều kiện đi học các trường cấp 3 trong huyện.

Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, với sự quan tâm của các cấp Đảng và chính quyền, với sự cố gắng nỗ lực của các thầy cô giáo và các lớp học sinh, một ngôi trường hoàn toàn mới đã được hình thành và đủ điều kiện để phát triển lâu dài, vững mạnh về mọi mặt. Ngôi trường mới cũng là sự khẳng định lòng yêu nước, yêu nghề, khẳng định sự đoàn kết, quyết tâm góp phần chuẩn bị nhân lực xây dựng đất nước sau chiến tranh của thầy và trò trường Thanh niên Lao động Xã hội chủ nghĩa Tuyên Quang.

Quá trình phát triển của nhà trường được trải qua nhiều giai đoạn:

1. Giai đoạn mang tênThanh niên Lao động XHCN Tuyên Quang

Đây là giai đoạn xây đầu tiên xây dựng trường, trong hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống Mĩ đang hết sức gay go, quyết liệt nhất mà đỉnh cao là đợt tập kích bằng không quân chiến lược tháng 12/1972.

Trường lúc đó được thành lập tại xã Kim Quan, huyện Yên Sơn, là vùng ATK (an toàn khu), trường cách thị xã Tuyên Quang 35 km, đường đến trường không đi được ô tô, chỉ đi được bằng xe đạp mà nhiều chỗ còn phải đi bộ dắt xe, vác xe.

Sau 3 năm, năm học 1974 – 1975 khoá lớp 10 đầu tiên của trường thi  tốt nghiệp cùng với cấp 3 trong toàn tỉnh. Khoá lớp 10 đầu tiên có 154 em – thi tốt nghiệp đạt 75%. Ra trường phần lớn đi bộ đội, công an, trung cấp chuyên nghiệp, về địa phương công tác, 1 số thi đỗ vào đại học. Nhìn chung học sinh đều trưởng thành, nhiều học sinh của trường hiện là cán bộ trung, cao cấp, đảm đương trọng trách lớn trước Đảng và Nhân dân.

Trong giai đoạn này, trường hoạt động theo mô hình trường  vừa học vừa làm của tỉnh Hòa Bình. Học sinh có nửa ngày học, nửa ngày còn lại lao động sản xuất như trồng rau, trồng ngô, khoai lang, chăn nuôi. Trường nuôi 5 con trâu cày, hàng trăm con lợn,…

Trường đã tự túc được 100% rau xanh, 30% lương thực và phần lớn thực phẩm.

Ngoài ra, trường còn tham gia làm nghề thủ công như làm chổi chít, làm nứa thương phẩm xuất khẩu cho ngành ngoại thương.

Ngoài thời gian học tập, lao động, các thầy cô giáo và học sinh còn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao khá sôi nổi. Các thầy cô giáo, các em học sinh tham gia sinh hoạt văn nghệ như làm thơ, làm báo tường, viết nhạc, … (Giai đoạn này nhà trường có thầy giáo dạy môn Văn là thầy Dương Thụ, sau trở thành nhạc sĩ nổi tiếng Dương Thụ )

Trường đã đào tào được 9 năm, 7 khoá tại Kim Quan, năm  học 1981 -1982 trường chuyển ra xã Tân Trào, huyện Sơn Dương.

Trong giai đoạn này, nhà trường đã đào tạo được 625 học sinh tốt nghiệp cấp 3 (THPT) những học sinh của nhà trường giai đoạn này do đã được sống, được giáo dục trong môi trường lao động sản xuất tập thể nên hầu hết đều trưởng thành, thành đạt, tiêu biểu nhất là học sinh Nguyễn Sáng Vang- hiện là trưởng đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIII, Ủy viên TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Tuyên Quang.

2. Giai đoạn mang tên trường Thanh niên dân tộc Tân Trào

Năm  học 1981 -1982 trường chuyển ra xã Tân Trào, huyện Sơn Dương sáp nhập với trường Thanh niên các dân tộc Sơn Dương (cấp 2) và đổi tên mới là trường Thanh niên dân tộc Tân Trào.

Từ năm 1986, do chuyển đổi bản đồ địa chính, khu vực trường đóng thuộc địa bàn xã Minh Thanh quản lí.

Từ khi sáp nhập, trường đào tạo đồng thời 2 cấp: Cấp II (Cấp THCS) và cấp III (Cấp THPT).

Từ năm học 1983- 1984, do nhu cầu của nhân dân và yêu cầu phát triển giáo dục, trường được mở rộng đào tạo cả chương trình cấp I (bậc Tiểu học hiện nay).

Đến năm học 1993-1994, do hệ thống trường Tiểu học đã được đưa về đến từng xã, có những xã còn có phân hiệu cấp I đến tận thôn bản, nên trường không đào tạo cấp I, chỉ còn lại cấp II (Cấp THCS) và cấp III (Cấp THPT).

Giai đoạn này trường vẫn thực hiện theo mô hình vừa học vừa làm, được sự quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền, của ngành giáo dục, trường đã được phát triển mạnh mẽ hơn cả về số lượng và chất lượng, trường đã được tặng thưởng nhiều giấy khen, bằng khen của huyện, của tỉnh, cao nhất là cờ thi đua của chính phủ năm 1987.

Trong giai đoạn này, thầy và trò nhà trường đã phát huy tốt những thành công của  các thế hệ trước, lại được quản lí một diện tích đất mới rộng trên 10 ha nên song song với nhiệm vụ giáo dục, nhà trường đã làm tốt nhiệm vụ lao động sản xuất. Trường có đàn trâu bò trên 30 con, đàn lợn hàng trăm con. Có hệ thống ao hồ để  thả cá, có đất để tăng gia trồng rau, trồng ngô, trồng đậu, trồng sắn,…

Về đời sống tinh thần, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cũng được quan tâm đúng mức. Trường có các dụng cụ thể thao. như bàn bóng bàn, hệ thống xà đơn, xà kép, sân bóng đá, bóng chuyền,… Trường đã đạt nhiều giải cao trong các hội thao, hội thi văn nghệ của huyện, của tỉnh, nhiều năm liền là đơn vị dẫn đầu huyện, đầu tỉnh về phong trào văn hóa văn nghệ.

Trải qua thời gian và thực tế, có thể khẳng định mô hình trường TNLĐ XHCN là mô hình trường mới, tiên tiến, phù hợp với hoàn cảnh  của địa phương và của đất nước trong một giai đoạn lịch sử. Nhà trường thực hiện đồng thời 3 nhiệm vụ: Giáo dục, Lao động sản xuất, Huấn luyện chiến đấu.

  • Về giáo dục, nhà trường thực hiện chương trình thống nhất theo chương trình giáo dục cả nước (Học chung chương trình, chung sách giáo khoa, thi chung đề, …)
  • Về lao động sản xuất, học sinh ăn, ở tập trung tại trường, được cấp lương thực 6 tháng đầu cấp; sau đó được bao cấp …. % lương thực, còn lại tự cấp, tự túc, thực hiện trồng cấy, chăn nuôi, làm các nghề thủ công khác như làm chổi chít, làm nứa thương phẩm phục vụ cho xuất khẩu,… theo hình thức tập trung.
  • Về huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, nhà trường được được Tỉnh đội cử giáo viên quân sự xuống huấn luyện trực tiếp.  Giáo viên và học sinh được biên chế thành các đơn vị như trong quân đội: Mỗi tổ là một tiểu đội, mỗi lớp là một trung đội, mỗi khối là một đại đội, trường là một tiểu đoàn.

Ba nhiệm vụ trên được chia theo quy tắc 4 – 4 – 3. Trong đó: 4 giờ học chính khóa, 4 giờ lao động sản xuất, 3 giờ tự học. Về sau Đoàn thanh niên phát động thêm một giờ học tập ngoài trời.

Trong ba nhiêm vụ trên, nhiệm vụ làm nổi bật, làm khác biệt với các loại hình trường phổ thông bây giờ là nhiệm vụ lao động sản xuất. Những thầy cô giáo nhà trường ngày ấy đồng thời còn phải là người quản lí, người phân công, phụ trách lao động. Để đảm bảo vừa sức, công bằng cho học sinh, các thầy cô giáo cũng phải làm thí điểm mang dao vào rừng chặt nứa về cạo tinh, bỏ bụng sau đó tính số sản phẩm để định ra mức khoán phù hợp, hoặc là chăn nuôi, trồng cấy, tăng gia sản xuất khác cũng thực hiện khoán. Có quy định thưởng- phạt rõ ràng, cụ thể. Chính từ đó đã làm cho trường học như một gia đình, các thầy cô giáo và học sinh có sự thông cảm, chia sẻ, gắn kết chặt chẽ và đó cũng là nơi đào tạo những người lao động mới, có kiến thức văn hóa, được rèn luyện trong lao động tập thể phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cho nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nói riêng, góp phần cùng đất nước tiến lên công nghiệp hoá – hiện đại hoá nói chung.

3. Giai đoạn mang tên trường THPT ATK Tân Trào.

Ngày 19/8/2002, nhà trường có quyết định đổi tên là trường Trung học phổ thông ATK Tân Trào, kết thúc nhiệm vụ lao động sản xuất, chuyển thành trường phổ thông. Học sinh các lớp THCS được chuyển về các trường THCS ở các xã. Tại trường chỉ còn hệ THPT.

Tiếp nối truyền thống của trường, của quê hương cách mạng ATK, Được sự quan tâm của Đảng và chính quyền các cấp. Thầy và trò nhà trường không ngừng phấn đấu, rèn luyện, xây dựng trường. Đặc biệt từ năm học 2006- 2007 trở đi, các cuộc vận động đổi mới phương pháp của ngành giáo dục, qua các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài ngành lại được cộng hưởng bởi sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông, hàng loạt các website của giáo dục, hỗ trợ giáo dục với lượng thông tin khổng lồ, hàng loạt các phần mềm hỗ trợ soạn giảng ra đời đã  đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức và hoạt động đổi mới phương pháp giáo dục của nhà trường, đã tạo ra một cuộc cách mạng trong phương pháp giảng dạy của ngành giáo dục nói chung, giáo viên nhà trường nói riêng. Từ lúc học phòng học bình thường với bảng đen phấn trắng truyền thống, học sinh đã được học ở những phong chuyên bộ môn (Vật lý, Hóa học, Sinh học, Kĩ thuật công nghiệp) phòng học đa năng,… được tiếp cận với những phương hiện hiện đại như máy tính, máy vi tính, máy chiếu hắt, máy chiếu đa năng (projecter), sách thông minh (Easy talk), bút thông minh (Tuoch talk), màn hình LCD, máy thu vật thể (camera). Các phương pháp dạy học mới cũng được triển khai như tổ chức hoạt động nhóm, bản đồ tư duy,… Tất cả những nội dung đó đã có sự kích thích tích cực cho cả người dạy và người học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

Nhà trường cũng chú trọng đầu tư về công nghệ thông tin như thành lập website riêng của trường với tên truy cập thptatktantrao.edu.vn , sử dụng các phần mềm quả lí nhà trường, phầm mềm quản lí học sinh trực tuyến cho phép thông tin toàn diện về học sinh đến gia đình học sinh. Nhà trường triên khai, tập huấn các phần mềm hỗ trợ soạn giảng, động viên khuyến khích cán bộ giáo viên học tập, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, phát triển mạng Internet đến 100% máy tính trong nhà trường, phủ sóng Wireless đến hầu hết các phòng học trong nhà trường để cán bộ giáo viên và học sinh thuận lợi trong giảng dạy và học tập.

Hiện nay, trường đã có những bước phát triển vững mạnh, được đầu tư về đội ngũ cán bộ giáo viên, về cơ sở vật chất, kế hoạch phát triển,… Cụ thể là:

  • Trường có 712 học sinh, chia làm 20 lớp, trong đó khối 12 là 6 lớp; khối 11 là 7 lớp, khối 10 là 7 lớp.
  • Trường có 52 cán bộ giáo viên, trong đó quản lí là 03 người; giáo viên đứng lớp là 46 người; nhân viên là 03 người. 100% đạt chuẩn trở lên, có 5,8% đạt trên chuẩn.
  • Về cơ sở vật chất, Trường có 20 phòng học kiên cố (hiện đang được đầu tư xây dựng thêm 24 phòng học chức năng), có 02 phòng học đa năng; 02 phòng học Tin học; 01 phòng học môn Lý, 01 phòng học Sinh Hóa; 01 phòng học KTCN.

Với sự quan tâm của các cấp Đảng, chính quyền và  ngành giáo giáo dục. Với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của các thế hệ thầy trò nhà trường. Trong 40 năm qua, Nhà trường đã nhận được sự đánh giá cao của các cấp Đảng chính quyền, của ngành và của nhân dân. Điều đó được thể hiện qua hệ thống bằng khen, giấy khen, thể hiện qua sự trưởng thành của các thế hệ thầy trò đã từng công tác, học tập ở trường, thể hiện ở sự quan tâm, gắn bó của các thế hệ học sinh trưởng thành.

Trong suốt 40 năm qua, đặc biệt là trong giai đoạn trường theo mô hình vừa học vừa làm, các thế hệ thầy cô giáo đã luôn có sự đoàn kết, gắn bó, thương yêu, chia sẻ, vượt lên mọi khó khăn gian khổ để phát triển và trưởng thành về mọi mặt để làm tốt nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường.

Trải qua 40 năm, dù đã chuyển đổi nhiều tên gọi, trường cũng không còn ở nơi đầu tiên nơi “chôn rau cắt rốn”, các thế hệ thầy trò có người còn, người mất, có người thành đạt, có người lao động bình thường, nhưng các thế hệ thầy trò nhà trường vẫn luôn nhớ về mái trường, nhớ về các thầy cô giáo, các đồng nghiệp, các bạn thời ấy. Và có lẽ, khi nhớ về ngôi trường, ai cũng đều thấy rằng đó là một ngôi nhà thứ hai của mình đều có những kỷ niệm suốt đời KHÔNG THỂ NÀO QUÊN.

Thông tin sẽ được cập nhật thêm. 

 

 

Khách hàng nhận xét

Thông tin Review

Quỹ học vấn dự phòng

Thu nhập bình quân hàng năm của gia đình (vnđ)

Khi nào con bạn vào đại học

Quỹ giáo dục đại học mong muốn

Số tiền bạn sẵn sàng đầu tư cho việc học đại học của con mỗi tháng

Tỉ lệ lạm phát tham chiếu 5%

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục