logo School Reviews

Trường THPT Kiến Thụy - Kiến Thuỵ

Viết đánh giá
Tình trạng: Review
Liên hệ
Trường THPT Kiến Thụy Địa chỉ: Thị trấn Núi Đối, Huyện Kiến Thụy, Hải Phòng Điện thoại: 0313881288  -    0313605322 Email: thpt-kienthuy@haiphong.edu.vn Website : http://c3kienthuyhp.edu.vn Giới thiệu về lịch sử Trường THPT Kiến Thụy Trường cấp 3 Kiến Thụy được thành lập từ tháng 8 năm 1965 .Đây là thời kỳ đế quốc Mỹ đang thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc nhằm ngăn...

Trường THPT Kiến Thụy

Địa chỉ: Thị trấn Núi Đối, Huyện Kiến Thụy, Hải Phòng

Điện thoại: 0313881288  -    0313605322

Email: thpt-kienthuy@haiphong.edu.vn

Website : http://c3kienthuyhp.edu.vn

Giới thiệu về lịch sử Trường THPT Kiến Thụy

Trường cấp 3 Kiến Thụy được thành lập từ tháng 8 năm 1965 .Đây là thời kỳ đế quốc Mỹ đang thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại ở Miền Bắc nhằm ngăn chặn sự chi viện của Miền Bắc đối với Miền Nam . Để đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh, thực hiện chủ trương sơ tán và chia nhỏ các trường học, nhiều trường cấp 3 khu vực ngoại thành Hải Phòng cũng được thành lập vào thời kỳ này.

Khi vừa thành lập, năm học 1965-1966, trường cấp 3 Kiến Thụy có 8 lớp trong đó có 1 lớp 10 , 2 lớp 9 , 5 lớp 8 theo chương trình giáo dục 10 năm. Lớp 10 và lớp 9  chuyển từ Kiến An về  học ở khu vực Núi Đối (khu trường THCS thị trấn Núi Đối hiện nay),  lớp 8 học tại xã Minh Tân . Hiệu trưởng đầu tiên của trường là thầy giáo Trần Kim Định . Việc thành lập trường đã mở ra một chặng đường phát triển mới của giáo dục huyện nhà. Từ đây học sinh Kiến Thụy có nhu cầu học cấp 3 không còn phải lên tận Kiến An xa tới vài chục cây số vất vả như trước nữa. Hệ thống giáo dục của huyện đã đầy đủ  từ  mầm non đến cấp 3.

Những năm học tiếp theo là những năm vô cùng khó khăn của thầy và trò nhà trường . Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt .Năm học 1966-1967 và 1967-1968 , trường sơ tán về xã Tân Phong . Năm học 1971-1972 trường  sơ tán về Đại Hà,Hưng Đạo và Ngũ Phúc .Việc dạy và học của thầy trò nhà trường phải phân tán ra nhiều nơi . Các sinh hoạt tập thể rất khó khăn . Học sinh đi học phải mang mũ rơm , túi thuốc cá nhân .Thời kỳ này có những lớp phải học nhờ nhà dân , lớp học cạnh hầm trú ẩn .Có những lớp học ngay trong ngôi đền cổ của xã Ngũ Phúc (đền Mõ). Có những tiết học bị ngắt giữa chừng bởi tiếng máy bay gầm rú , thầy trò phải xuống hầm tránh bom .Và nhân dân các xã đã hết lòng giúp đỡ , chở che cho thầy trò , động viên nhà trường hoàn thành nhiệm vụ.

Cũng trong những năm này,  bên cạnh việc vượt lên muôn ngàn khó khăn để dạy tốt , học tốt , nhà trường còn là nơi tiếp sức góp phần vào cuộc chiến đấu của toàn dân chống đế quốc Mỹ . Rất nhiều học sinh của trường tự  nguyện tạm rời sách bút tình nguyện lên đường nhập ngũ , tham gia chiến đấu ở chiến trường Miền Nam, chiến trường Lào, Cam Pu Chia .Trong cuộc chiến đấu đó, 20 học sinh của trường đã anh dũng hy sinh . Hai mươi liệt sỹ ấy cùng với rất nhiều người con khác của quê hương Kiến Thụy đã góp phần viết nên trang sử hào hùng của đất nước và quê hương . Nhiều thầy giáo cũng tạm xa bục giảng , tạm xa Miền Bắc XHCN để ra chiến trường , để sung vào đội quân chi viện cho Miền Nam thân yêu.

Mặc dù xây dựng trong hoàn cảnh nhiều khó khăn nhưng nhà trường vẫn không ngừng phát triển. Một mặt trường không ngừng tăng về số lớp , mặt khác do nhu cầu học tập của con em nhân dân, năm học 1972-1973, trường đã tuyến sinh, thành lập phân hiệu An Thái, chuẩn bị cho việc thành lập thêm một trường cấp 3 của huyện An Thụy.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Cùng với sự đổi thay và phát triển của nhiều lĩnh vực xã hội, giáo dục cũng phát triển với những nhiệm vụ mới phục vụ cho việc xây dựng đất nước hoà bình . Việc đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc kiến thiết nước nhà được đặt ra một cách cấp bách. Trường cấp 3 Kiến Thụy nhanh chóng phát triển ở một quy mô mới. Từ phân hiệu An Thái, năm học 1977-1978,UBND thành phố Hải Phòng đã quyết định thành lập trường PTTH vừa học vừa làm An Thái (nay là trường THPT Trần Hưng Đạo). Như vậy mô hình trường PTTH vừa học vừa làm đã xuất hiện phù hợp với tình hình thực tiễn. Ngay tiếp đó, năm học 1978-1979, trường PTTH vừa học vừa làm Tú Sơn được thành lập (nay là trường THPT Nguyễn Đức Cảnh). Thầy Lưu Văn Uý là bí thư chi bộ trường Kiến Thụy được cử làm hiệu trưởng  trường Tú Sơn. Đội ngũ  giáo viên của trường Kiến Thụy cũng được chia tách chuyển cho trường . Như vậy chỉ trong 6 năm, từ một cơ sở nhỏ bé, trường cấp 3 Kiến Thụy đã lớn mạnh, đặt nền móng phát triển thành 3 trường cấp 3 trong khu vực.

Xây dựng và phát triển trong thời kỳ bao cấp, cơ sở vật chất nhà trường còn nhiều thiếu thốn. Đến đầu những năm 80, trường mới có 1 dãy nhà 2 tầng với 12 phòng học kiên cố. Khu làm việc của Ban Giám hiệu là khu nhà cấp 4 đã xuống cấp nhiều. Con đường vào trường rất thấp và thường xuyên ngập nước. Những năm này, ngoài giờ học chính khoá, thầy trò thường có những buổi lao động lên núi khai thác cát, đá để tôn tạo đường đi và xây dựng trường.  Hàng trăm mét vuông tường bao xung quanh trường được xây bằng cát đá do học sinh khai thác. Sân trường được tôn cao dần thay thế cho sân nền đất lầy lội trước đây.

Thực hiện chủ trương học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội, nhiều năm liền nhà trường đã đưa học sinh về các địa phương cùng tham gia lao động với bà con nông dân. Thầy trò cùng cấy và gặt lúa ở nông trường Thành Tô, xã Tân Phong, đào kênh làm thuỷ lợi nội đồng ở xã Ngũ Phúc, Minh Tân ,Trung Trang , Cổ Tiểu…, đóng gạch ở Hữu Bằng…

Cũng trong những năm này, số lượng học sinh của trường không ngừng tăng lên. Số lớp trong trường nhiều năm liên tục có từ 30 đến 32 lớp . Đội ngũ giáo viên có nhiều thầy cô giáo ở tỉnh xa về giảng dạy : Hà Nội , Hà Tây, Thái Bình, Hà Nam Ninh…Trường có 3 dãy nhà tập thể cấp 4, tạm thời đảm bảo những điều kiện tối thiểu về chỗ ở để các thầy cô công tác. Những năm cuối thời kỳ bao cấp, đời sống của giáo viên hết sức khó khăn. Nhiều thầy cô ngoài việc giảng dạy còn phải tìm việc làm thêm  tăng thu nhập để ổn định cuộc sống. Đây cũng là tình trạng chung ở rất nhiều trường học lúc bấy giờ .

Cuối những năm 80, Đảng và Nhà nước thực hiện công cuộc đổi mới, xoá bỏ cơ chế bao cấp, bù giá vào lương cho cán bộ công chức. Đời sống của cán bộ công chức nói chung và đời sống giáo viên nói riêng bắt đầu có những thay đổi đáng kể .

Năm học 1990-1991 là năm học đầu tiên thực hiện chương trình học 12 năm thống nhất trong cả nước. Năm học này nhà trường có 22 lớp với 807 học sinh. Năm học 1991-1992, cùng với nhiều trường PTTH của thành phố Hải Phòng, trường PTTH Kiến Thụy được mở một số lớp bán công trong trường công lập. Đây là một giải pháp tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân, đồng thời tạo thêm việc làm cho các thầy cô giáo .

Đời sống xã hội và kinh tế huyện Kiến Thụy không ngừng phát triển . Yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương đặt ra đối với nhà trường là rất quan trọng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị này và cũng là để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của con em nhân dân, trường THPT Kiến Thụy tiếp tục mở rộng, năm học 1997-1998 thành lập phân hiệu ở khu vực đường 353 xã Anh Dũng. Sau 3 năm có phân hiệu , trường có 43 lớp với 2150 học sinh. Ngày 20/11/2000 UBND thành phố đã chính thức quyết định tách phân hiệu, thành lập trường THPT Mạc Đĩnh Chi. Cùng với việc thành lập trường Mạc Đĩnh Chi là sự ra đời của trường THPT dân lập Kiến Thụy. Đội ngũ giáo viên  của trường lại chia tách, một phần chuyển cho trường Mạc Đĩnh Chi. Đa số các thầy cô giáo của trường đều tham gia giảng dạy thêm ở trường dân lập .

Trong sự phát triển ngày càng cao của đời sống xã hội , ngành giáo dục và đào tạo có vai trò vô cùng quan trọng. Mục tiêu mà UBND thành phố cùng Sở Giáo dục và Đào tạo Hải phòng đặt ra là hoàn thành phổ cập trung học và nghề vào năm 2008. Nguồn nhân lực để xây dựng địa phương và đất nước cần được nâng cao về chất lượng. Công tác  Giáo dục của huyện Kiến Thụy cần phát triển nhanh kịp với các huyện khác trong thành phố. Trước tình hình đó, trường THPT Kiến Thụy sớm nhận rõ vai trò trách nhiệm của mình , nhanh chóng mở rộng quy mô phát triển . Năm học 2004-2005 trường đã tuyển thêm 2 lớp (100 học sinh) để chuẩn bị cho việc thành lập trường THPT đặt ở xã Thụy Hương. Năm học 2005-2006 trường có 46 lớp với 2271 học sinh trong đó có 9 lớp ở cơ sở 2 . Các thầy cô giáo của trường còn tham gia dạy các lớp phổ cập trung học và nghề vào các buổi tối tại 13 xã trong huyện .Năm học 2014-2015 trường có 26 lớp với gần 1200 học sinh.

Nhìn lại 49 năm xây dựng và phát triển của trường Phổ thông cấp 3 Kiến Thụy trước kia, nay là trường THPT Kiến Thụy, chúng ta có quyền tự hào về sự lớn mạnh của nhà trường . Bốn mươi chín năm thế hệ thầy trò nhà trường có thể tự hào về ngôi trường của mình, ngôi trường THPT trung tâm của huyện, nơi đặt nền móng cơ sở để hình thành và phát triển giáo dục bậc học THPT của toàn huyện. Gần năm mươi năm qua, từ một trường cấp 3 nhỏ bé, trường đã không ngừng lớn mạnh, là nòng cốt để phát triển thêm nhiều trường THPT khác .

Sau gần năm mươi năm, cơ sở vật chất của nhà trường đã và đang được xây dựng ngày một khang trang.Trường đã có gần 40 phòng học kiên cố với những trang thiết bị đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học. Bên cạnh việc phát động, khuyến khích giáo viên làm đồ dùng dạy học, nhà trường đã đầu tư mua sắm những máy móc và thiết bị hiện đại, thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để nâng cao chất lượng. Nhà trường đang tiếp tục xây dựng , nâng cấp các khu nhà để có đủ phòng giao cho từng lớp bảo quản và sử dụng  Hệ thống các phòng chức năng cũng đã và đang được xây dựng, hoàn thiện. Cảnh quan nhà trường không ngừng được tu bổ,  cải tạo để ngày càng xanh, sạch  đẹp .

Từ mái trường này, nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành. nhiều học sinh của trường nay đã trở thành các nhà khoa học, trở thành các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước trong nhiều lĩnh vực khác nha

Thông tin sẽ được cập nhật thêm .  

 

 

Khách hàng nhận xét

Thông tin Review

Quỹ học vấn dự phòng

Thu nhập bình quân hàng năm của gia đình (vnđ)

Khi nào con bạn vào đại học

Quỹ giáo dục đại học mong muốn

Số tiền bạn sẵn sàng đầu tư cho việc học đại học của con mỗi tháng

Tỉ lệ lạm phát tham chiếu 5%

popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Giỏ hàng( Sản phẩm)

avatar
Xin chào
close nav
Tất cả danh mục