TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 12 Sương Nguyệt Anh - Q.1 - TP.HCM
Cơ sở 2: 153 Nguyễn Du - P.BT - Q1 - TPHCM
Liên hệ: lengochan@lengochan.edu.vn
Website: www.lengochan.edu.vn
VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ CÔNG CHÚA LÊ NGỌC HÂN
Công chúa Lê Ngọc Hân là con của vua Lê Hiển Tông và bà Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền, sinh vào khoảng năm 1770, tức vào những năm vương triều nhà Hậu Lê bị chúa Trịnh tiếm quyền, ngai vàng.
Năm 1786, Nguyễn Huệ được Nguyễn Hữu Chỉnh gợi ý, đã từ Phú Xuân( Huế) kéo quân ra Bắc Hà để dẹp loạn kiêu binh và sự chuyên quyền của chúa Trịnh đối với triều đình Hậu Lê. Trong dịp đó, Nguyễn Hữu Chỉnh muốn lập công cũng như muốn tạo điều kiện để thực hiện ý đồ riêng tư của ông ta, nên đã đề nghị Nguyễn Huệ cưới con gái vua Lê và được Nguyễn Huệ đồng ý. Thế là sáu người công chúa chưa chồng của vua Lê Hiển Tông lúc đó đã ngoài bảy mươi tuổi, cùng nhau bước ra xếp hàng để cho “ông mai” Nguyễn Hữu Chỉnh lựa chọn. Và, công chúa Lê Ngọc Hân vừa mười sáu tuổi đã được chấm. Hôn lễ giữa Nguyễn Huệ và công chúa Lê Ngọc Hân được cử hành long trọng tại kinh đô Thăng Long. Cuộc hôn nhân đó nguyên là một cuộc hôn nhân chính trị.
Nhưng về sau, cuộc hôn nhân chính trị nầy đã dần dần chuyển thành một cuộc hôn nhân tâm đầu ý hợp, đậm đà tình cảm.”
Vì lúc ban đầu công chúa Lê Ngọc Hân chỉ biết Nguyễn Huệ là một vị anh hùng áo vải, từng lập được nhiều chiến công hiển hách ở phía nam. Công chúa từ lâu đã ái mộ sự nghiệp anh hùng của Nguyễn Huệ. Nhưng trong thâm tâm thầm kín của Công Chúa vẫn còn một nỗi nghi ngại: phải chăng Nguyễn Huệ là một tướng võ biền, chỉ có những chiến công hiển hách phi thường, còn về mặt ứng xử lễ nghi, thì cũng khiếm khuyết như một số đông tướng võ biền khác thường thấy trong lịch sử?”
Nhưng, sau khi cử hành lễ thành hôn xong, công chúa Lê Ngọc Hân được Nguyễn Huệ lúc đó vừa ba mươi tuổi, rước về sống chung tại doanh trại. Qua đó bà mới có dịp chính mắt trông thấy thái độ của chồng đối xử với mình, cũng như mọi dự thù tiếp giữa Nguyễn Huệ với vua Lê, với các quan viên, với giới sĩ đại phu tại Thủ Đô, nhất nhất đều tỏ ra là người lịch lãm, hiểu biết lễ nghi như những người có trình độ văn hóa tại kinh thành. Chính vì thế khiến và kính nể và yêu quí chồng hơn.”
Sau khi Nguyễn Huệ từ Bắc Hà rút quân trở về Phú Xuân, công chúa Lê Ngọc Hân cũng theo chồng về Nam, và từ đó bà luôn gắn bó với sự nghiệp lẫy lừng của Nguyễn Huệ.” Đến năm 1788, triều đình nhà Thanh bên Trung Quốc lấy cớ giúp vua Lê Chiêu Thống củng cố ngai vàng, sai Tôn Sĩ Nghị kéo quân sang Thăng Long với ý đồ chiếm lấy nước ta. Nguyễn Huệ hay tin bèn lên ngôi hoàng đế, phong công chúa Lê Ngọc Hân làm Bắc Cung Hoàng Hậu và phong con trai là Quang Toản làm Thái Tử, rồi kéo quân ra bắc một lần nữa.
Mùa xuân năm 1789, hoàng đế Nguyễn Huệ đã hành quân thần tốc và lần lượt đánh bại quân Thanh tại nhiều nơi, và kết thúc cuộc chiến tranh chống xâm lược nầy bằng những trận đại thắng ở Ngọc Hồi, Hà Hồi và Đống Đa.
Năm 1792, vua Quang Trung mất, Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi vua. Từ đó nội bộ Tây Sơn bắt đầu chia rẽ và cuối cùng đã bị nhà Nguyễn của vua Gia Long tiêu diệt. Hoàng hậu Lê Ngọc Hân và hai con của bà đã chết trong những ngày chiến loạn đó. Về sau mẹ bà là Chiêu Nghi Nguyễn Thị Huyền tục gọi là bà chúa Nành đã sai một lão bộc vào tận Phú Xuân để bí mật chuyển hài cốt của công chúa Lê Ngọc Hân và hai con về làng Ninh Hiệp thuộc vùng Kinh Bắc để chôn cất. Theo lời đề nghị của người lão bộc bà chúa Nành đã khôn ngoan làm một ngôi mộ nghi trang đề phòng vua tôi nhà Nguyễn của Gia Long khai quật trả thù. Nhờ vậy nên hài cốt của Lê Ngọc Hân và hai con đều được yên mồ yên mã tại quê hương của mẹ.”
Ý NGHĨA LOGO TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ NGỌC HÂN
Là một hình vòng cung trên nền xanh lá non – màu chủ đạo màu của những búp măng non – những màu xanh của quê hương đất nước.
Cánh đào với những bông hoa khoe sắc hồng báo hiệu mùa xuân, báo tin vui thắng trận của vua Quang Trung gửi tới hoàng hậu Ngọc Hân khi vua đại thắng ở trận Ngọc Hồi – Hạ Hồi – Đống Đa.
Năm vạch ngang bên góc phải là những hình ảnh của những quyển vở được xếp chồng lên nhau , cũng là hình ảnh của khuông nhạc mà các em sẽ viết lên những nốt nhạc vui tươi của tuổi học trò.
Chữ Lê Ngọc Hân đỏ rực trên nền vàng tượng trưng cho sự phấn đấu vươn lên của thầy trò với niềm tin chiến thắng.
Góc chéo màu đỏ bên dưới là hình ảnh của chiếc khăn quàng đội viên , những người chủ tương lai của đất nước.
Thông tin sẽ được cập nhật thêm.